Mụn là gì? Vị trí của mụn cảnh báo điều gì sức khỏe của bạn?

0
904

Mụn trứng cá là bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Mụn trứng cá phổ biến nhất ở các bé gái từ 14 – 17 tuổi và ở các bé trai từ 16 – 19 tuổi. Mụn trứng cá thường dần biến mất ở độ tuổi 20. Chỉ khoảng 5% phụ nữ và 1% nam giới bị mụn trứng cá trên 25 tuổi. Ngoài ra 3% bị mụn ở độ tuổi ngoài 30+.

Mụn trứng cá thường phát triển nhiều nhất ở 3 vị trí sau trên cơ thể

  • Mặt: Ảnh hưởng đến hầu hết mọi người bị mụn.
  • Lưng: Có khoảng 50% người bị nổi mụn trứng cá ở lưng.
  • Ngực: Chiếm khoảng 15% người bị mụn.

Thực chất nó là bã nhờn được hình thành bởi hỗn hợp vi khuẩn, lipid bã nhờn, vảy mảnh và tế bào chết xung quanh nang lông dưới hình dạng có nhân hoặc không nhân. Nó thường có màu trắng hoặc vàng, có thể thấy được mụn khi thực hiện ấn, nặn bằng đầu ngón tay.

Những bã nhờn này được hình thành hoàn toàn tự nhiên, do quá trình chăm sóc da, điều trị sẽ chuyển sang các giai đoạn khác nhau. Với áp lực của dầu mụn có thể tự đẩy ra khỏi lỗ chân lông hoặc mắc lại dưới da khi lỗ chân lông bít tắc và chuyển sang các giai đoạn mụn.

Mụn thường gây khó chịu, đau đớn, để lại nhiều khuyết điểm, có nhiều biến chứng nếu chăm sóc không triệt để dễ bị tái phát khi vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi. Mụn làm bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp

12 vị trí của mụn trên mặt cảnh báo sức khỏe

Với các vị trí mụn khác nhau trên cơ thể là báo động về tình trạng sức khỏe của bạn, chính vì vậy nếu bạn đang có các nốt mụn trên khuôn mặt hoặc cơ thể hãy tìm hiểu xem vấn đề của mình đang gặp phải để hiểu hơn về mụn bạn nhé. Bởi vì mụn không tự nhiên sinh ra và tự mất đi.

1. Trán

Mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.

Nguyên nhân do mất ngủ, tinh thần quá căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Tâm hỏa thịnh còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức khó chịu dẫn tới mất ngủ.

2. Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường

Nổi mụn ở vị trí này có thể do gan bị suy nhược mà gây nên. Gan yếu còn làm cho vùng ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.

3. Huyệt thái dương

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương.

4. Mũi

Mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát. Nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

5. Cằm

Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề.

Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.

6. Môi

Những buổi tiệc tùng triền miên khiến bao tử của bạn bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mụn ở quanh môi.

7. Gò má phải

Chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.

8. Má phải

Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Thường khi có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn.

9. Gò má trái

Chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là biểu hiện triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.

10. Má trái

Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.

11. Vùng hàm dưới

Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút…

Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.

12. Vùng mông, âm đạo

Theo Đông Y, mụn xuất hiện ở hai nơi này là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.

Dù cho mụn mọc ở đâu trên khuôn mặt thì bạn cũng cần phải lưu ý : không nên làm việc quá sức, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc. Điều đó tạo điều kiện cho da được tái tạo phục hồi. Bên cạnh đó thì nên sử dụng các sản phẩm làm sạch da, kiểm soát dầu để da luôn được thông thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn. Bạn có thấy những điều trên rất có ích không, nếu có hãy chia sẻ cho mọi người cùng hưởng lợi ích nhé!

Related Posts

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here