Cơ chế và các giai đoạn hình thành mụn

0
1267

Mụn thường bắt đâu xuất hiện khi chúng ta bước vào độ tuổi dậy thì. Nhưng ngày nay do môi trường bị ô nhiễm, ăn uống sinh hoạt không khoa học dẫn đến mụn xuất hiện cả ở những người đã trưởng thành. Vậy muốn điều trị mụn tận gốc bạn cần nắm rõ cơ chế hình thành mụn.

Có 2 cơ chế hình thành mụn cơ bản:

Cơ chế thứ nhất:

Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh => kết hợp cùng với các tế bào chết trên da, và bụi bẩn => lỗ chân lông bị bít tắc => hình thành mụn không viêm

Cơ chế thứ hai:

Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh => lỗ chân lông bịt bít tắc => kết hợp cùng các tế bào da chết và bụi bẩn bám trên da => vi khuẩn P.ACNES hoạt động mạnh => bạch cầu đến diệt vi khuẩn => gây ra phản ứng viêm nhiễm => hình thành mụn viêm

Từ 2 cơ chế trên cho thấy, bất kể loại mụn nào cũng bắt đầu hình thành từ việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tiết ra lượng dầu dư thừa lớn. Kết hợp với các tế bào da chết cùng khói bụi môi trường ô nhiễm hình thành một nút thắt cổ chai ở lỗ chân lông khiến bã nhờn bên trong không thoát ra ngoài được. Các tạp chất bên ngoài cứ tích tụ dần, lâu ngày sinh ra các loại mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn li ti, mụn đầu trắng.

Khi lỗ chân lông bị bít tắc là lúc tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn P.acnes sinh sôi này nở. P.acnes trú ngụ sẵn trên da, chúng chỉ chờ môi trường thuận lợi là phát triển. Da của chúng ta lại có cơ chế tự bảo vệ. Khi vi khuẩn tấn công, bạch cầu trong da sẽ nhanh chóng tới và tiêu diệt vi khuẩn. Phản ứng của điều này chính là VIÊM NHIỄM. Khi mụn bị viêm sẽ dẫn đến hình thành mụn viêm như mụn mủ, mụn bọc, mụn sưng tấy đỏ.

Sau đây tôi sẽ gửi tới bạn các giai đoạn hình thành mụn:

Giai đoạn 1 – Da bình thường

Tuyến bã nhờn (Sebaceous) kích thích quá trình thay da liên tục, đẩy tế bào chết lên trên bề mặt da và thay tế bào mới. Tuyến bã nhờn rất tốt cho da. Nếu như nó hoạt động bình thường sẽ đem chất nhờn lên bề mặt, làm da ẩm, bóng và khỏe mạnh.

Giai đoạn 2- Mụn ẩn dưới da

Các tế bào da chết bị “dính lại” và kẹt lại trong lỗ chân lông thay vì nó phải đào thải ra ngoài như bình thường. Các tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn để cố đẩy tế bào chết đang bị kẹt dưới lỗ chân lông. Chính vì vậy mà bụi bẩn cùng vi khuẩn có một môi trường lý tưởng để phát triển. Lúc này mụn ẩn được hình thành dưới bề mặt da. Da bạn không còn mịn màng, thay vào đó là làn da sần sùi, gợn gợn mỗi khi chạm vào da, hoặc nhìn nghiêng sẽ thấy nốt mụn sần.

Giai đoạn 3- Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hay gọi là “mụn lẩn mẩn dưới da”, là nhân trứng cá, nằm trong lỗ chân lông kín miệng. Mụn này sờ vào thấy sần sần, có thể dễ dàng nhìn thấy khi nhìn chếch da 45 độ.

Mụn mọc thành từng đám, nếu bị viêm nó sẽ chuyển sang mụn đỏ. Mục đích chữa trị ở giai đoạn này chính là tránh để xảy ra tình trạng viêm.

Mụn đầu trắng hình thành do các lỗ chân lông bị bít tắc, bã nhờn và tế bào chết tích tụ gây nên mụn. Lỗ chân lông bị bít tắc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên có thể do bên trong cơ thể hoặc do tác động của các yếu tố bên ngoài. Mụn đầu trắng có thể gây nên bởi sự thay đổi các hooc-môn nội tiết tố trong cơ thể làm tăng lượng bã nhờn lên quá nhiều dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và sinh mụn.

Giai đoạn 4 – Mụn đầu đen (Blackheads)

Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục.

Chỉ có giai đoạn này, khi mụn đầu đen đã trồi lên, ta mới được nặn, các giai đoạn khác tuyệt nhiên không nặn nhé.

Giai đoạn 5 – Mụn đỏ (Papules)

Khi mụn đỏ xuất hiện thì đây chính là tình trạng mụn bị viêm rồi nhé các bạn nhé, những  mụn đầu trắng và mụn đầu đen bị viêm đã phát triển thành mụn đỏ.

Mụn đỏ xuất hiện cũng có thể đốt cháy giai đoạn, có thể do một vài thay đổi không tốt trong sinh hoạt, ăn uống, hoặc do chăm sóc da không tốt mà hình thành ngay chỉ sau một đến hai đêm.

Mục tiêu điều trị của giai đoạn này là giảm sưng viêm, dịu vết thương.

Giai đoạn 6 – Mụn có mủ (Pustule)

Cũng giống như giai đoạn 5, nhưng nếu có thêm bạch cầu ở nang lông thì mụn mủ chính thức xuất hiện. Mụn mủ là loại có đầu trắng trắng xóa nổi lên sau khi sưng và khi nặn ra thì sẽ ra dịch trắng, máu và đầu mụn. Mụn này rất dễ khiến mình nổi hứng nặn, nhưng thành thật khuyên là phải chờ nó chín thật là chín, rồi chỉ cần đưa cậy nặn mụn ấn nhẹ hoặc nhiều khi rửa mặt là nó vỡ. Đừng ra sức nặn khi mụn chưa chín, rất dễ biến mụn từ giai đoạn 6, sang giai đoạn 7. và đặc biệt dễ dàng để lại sẹo, vết thâm.

Giai đoạn 7 – Mụn bọc (nodules), Mụn bọc có mủ (Cyst)

Giai đoạn khủng khiếp nhất của mụn. Lúc này, sự viêm nhiễm bắt rễ sâu ở dưới lỗ chân lông và lan rộng thành những mụn bọc, cứng, nặn ra là chắc chắn để lại sẹo. Mụn này thường gây đau, nhức, sưng và nhiều khi cả tháng trời không chịu đi. (Trong khi các mụn khác có thể xẹp xuống trong vòng 2,3 tuần, để lại vết thâm).

Loại mụn này cũng đặc biệt là nó có thể không phát triển qua 7 giai đoạn mà chỉ cần đùng một cái, mở mắt ra đã nhìn thấy nó. Thực tế, nó chỉ trải qua giai đoạn 2 rồi đi thẳng vào giai đoạn 7 luôn, và thường thường mụn này là do nội tiết tố. Mụn nội tiết khó chữa, chữa lâu và mệt mỏi nhất.

Bạn đã hiểu về cơ chế hình thành mụn rồi đúng không nào? Dù với bất cứ nguyên nhân nào thì cũng đều xuất phát điểm từ việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, kết hợp cùng với bụi bẩn và tế bào da chết gây bít tắc lỗ chân lông mà sinh ra mụn. Chính vì vậy bước làm sạch da là vô cùng quan trọng. Nó giúp lỗ chân lông được thông thoáng, vi khuẩn và bụi bẩn sẽ không có nơi trú ngụ. Và mụn sẽ không bao giờ xuất hiện trên da chúng ta nếu da chúng ta được làm sạch tuyệt đối. Nào hãy cùng chúng tôi làm sạch da và loại bỏ mụn ngay từ hôm nay nhé.

Related Posts

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here